Mục đích của việc xịt đồng đỏ nhằm tiêu diệt các loài nấm cộng sinh, địa y,… cung cấp cho cây một lượng đồng và tăng thêm khả năng chịu hạn, chịu nhiệt trong mùa nắng. Xịt đồng đỏ tốt hơn Sunphat đồng – booc đo vì khi xịt Sunphat đồng sẽ phủ trên bề mặt lá một lớp khá dày khiến cho quá trình quang hợp kém, các khí khổng sẽ bị hạn chế (giống như người bị bóp lổ mũi vậy).Kết hợp với bón vôi 5 tạ/ha rải đều khắp vườn nhằm cung cấp cho đất một lượng canxi và cải tạo đất. Tạo điều kiện cho vi sinh vật hoạt động tốt, phân giải các chất hữu cơ trong đất, diệt một số loại sâu bệnh hại, khử độc cho cây. Thời gian này cây đang cần ngủ nghỉ ta không cần bón hay xịt thêm loại thuốc nào nữa dù dưới đất hay trên lá.Khi có trận mưa đầu mùa ta làm như sau: (tham khảo bài sử dụng phân bón lá cho cây hồ tiêu)-Xịt lần 1 : KNO3 (kích thích ra bông) + Mg (Ma-nhê giúp ra hoa nhiều, kích thích rễ, bổ sung trung lượng)-Xịt lần 2 (cách nhau 1 tuần) : KNO3 (kích thích ra bông) + Zn (Kẽm làm tăng tốc sự trao đổi chất, giúp ra hoa mạnh hơn)Kết hợp bón phân hóa học đợt 1 : 250 kg lân nung chảy + 100 kg đạm Urê + 100 đạm kg SA +150 kg kali đỏ KCl. Trong lân nung chảy có hàm lượng Mg, Ca, Bo, Zn,… rất cao ; đạm SA vừa bổ sung lưu huỳnh (S).Số phân này nên chia làm 2 lần bón cách nhau 10 ngày. Bón vào lúc chiều mát, bón đến đâu tưới nước cho tan đến đó (nếu để phân hóa học phơi dưới trời nắng nóng với nhiệt độ trên 30 độ C thì chỉ sau 3 giờ lượng phân sẽ bốc hơi hao hụt 1/3). Bón phân đơn giá thành rẻ và hạn chế hàng kém chất lượng.-Xịt lần 3 (cách nhau 1 tuần) : 10 – 60 – 10 + kích thích bông + Bo.Lúc này cây cần ra rễ, đẻ nhánh, hình thành mầm hoa nên cần phân có tỷ lệ lân cao. (Bo cần thiết cho quá trình trao đổi chất, đóng vai trò trong việc hình thành phấn hoa, thiếu Bo dễ bị rụng chuỗi hoặc lép hạt, dễ bị sâu hại tấn công, khả năng chống chịu điều kiện bất lợi kém).Khi tiêu đang nhú bông, nếu 3 ngày trời không mưa thì phải tưới. Kết hợp bón phân hữu cơ vi sinh + Trichoderma. (Tham khảo bài nhân sinh khối bào tử nấm).Thông qua việc bón phân hữu cơ vi sinh để tăng cường cho đất các vi sinh vật phân giải đạm, lân. Có tác dụng như những nhà máy sản xuất phân đạm, phân lân ngay trong đất để trực tiếp cung cấp dinh dưỡng cho cây. Việc kết hợp như vậy nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng và hiệu lực của phân bón vô cơ, đồng thời sẽ chuyển hóa thành mùn góp phần rất lớn đến độ phì nhiêu của đất, nâng cao tính chất sinh – lý – hóa của đất, góp phần bảo vệ đất bảo vệ cây trồng.- Xịt lần 4 (cách nhau 1 tuần) : Xịt phân sinh học trên lá và dưới gốc để tăng dinh dưỡng (sản phẩm tùy bà con lựa chọn).Các sản phẩm sinh học có nguồn gốc từ thiên nhiên, một số chất từ các hợp chất hữu cơ amino axit, các loại vitamin được tách chiết từ đậu nành, trái cây, rong biển,… thủy phân từ thịt, cá, trùn, nhộng tằm… và còn nuôi cấy các vi sinh vật có lợi để sản xuất nên. Vì vậy khi bón qua lá hoặc tưới gốc giai đoạn này vừa kích thích rễ vừa kích thích bông.Nếu không xịt phân sinh học thì xịt 6 – 30 – 30 + Bo (giúp ra hoa mạnh)Khi tiêu đang ra bông thì không nên xịt trên lá hay bón gốc một loại phân hay thuốc nào.Khi chuỗi tiêu dài có màu xanh đậm cần xịt phân bón lá loại dưỡng trái nuôi tráiVí dụ : 6 – 30 – 30 + BoCác loại phân bón vi lượng ít được sử dụng để bón vào đất, chỉ nên để phun qua lá. Bởi vi lượng chỉ là một lượng rất nhỏ nên bón vào đất dễ bị phản ứng dung dịch đất.Các loại chế phẩm trung vi lượng hoàn toàn không độc đối với người và cây trồng vì những chất đưa vào cây là những chất đã có sẵn trong cây ở nồng độ thấp. Chúng ta vì thế không nên lạm dụng quá nhiều và phải có thời gian cách ly. Giống như con người ăn nhiều thì bội thực rồi sinh ra đủ thứ bệnh…Trên cơ sở sinh lý, sinh thái, điều kiện thổ nhưỡng từng nơi, ta có thể linh động trong chế độ phân bón, kết hợp kinh nghiệm từng vùng miền, kinh nghiệm thực tiễn áp dụng cho phù hợp để tăng năng suất vườn tiêu một cách bền vững. Đặc biệt không sử dụng thuốc trừ sâu, chỉ sử dụng thuốc trừ nấm 1 lần lúc rửa cây.